KHOA CẦU ĐƯỜNG TUYỂN SINH NĂM 2020

Đánh giá

KHOA CẦU ĐƯỜNG

TUYỂN SINH NĂM 2020

Với bề dày lịch sử hơn 60 năm đào tạo, hơn 50 năm hình thành và phát triển, khoa Cầu đường đã có nhiều đóng góp quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực và nhân tài cho đất nước. Đến với Khoa Cầu Đường, các bạn sinh viên sẽ được sống trong một môi trường giáo dục thân thiện, hiện đại cùng với sự quan tâm từ Ban chủ nhiệm khoa và các cán bộ giảng viên, theo đúng tinh thần của một địa chỉ đào tạo tin cậy.

1. Ngành tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh

Ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình giao thông – chuyên ngành Xây dựng Cầu đường được thành lập và tuyển sinh từ năm 1956, là một trong ba ngành đầu tiên đào tạo về kỹ thuật xây dựng của Việt Nam.

Tên ngành Chuyên ngành Mã ngành Chỉ tiêu
Kỹ thuật xây dựng công trình Giao thông Xây dựng Cầu đường 7580205_01 300

2. Tổ hợp môn xét tuyển

Tổ hợp 1: A00: Toán, Vật lý, Hóa học

Tổ hợp 2: A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh

Tổ hợp 3: D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

3. Mô hình và chương trình đào tạo

–  Chương trình Cử nhân Kỹ thuật (đại học): 3,5~4 năm.

–  Chương trình tích hợp Cử nhân – Kỹ sư (sau đại học): 4,5~5,5 năm.

–  Chương trình tích hợp Cử nhân – Thạc sĩ (sau đại học): 4,5~5,5 năm.

Sinh viên có thể quyết định lựa chọn và đăng ký chương trình phù hợp vào cuối năm thứ 3.

4. Điểm trúng tuyển

– Năm 2018: 16 điểm

– Năm 2019: 16 điểm

5. Cơ hội học bổng và hỗ trợ học tập

– Học bổng từ Quỹ khuyến học của Khoa Cầu Đường.

– Học bổng của trường Đại học Xây dựng.

– Học bổng CSC (120 triệu), Đèo Cả (50 triệu), Lotte, MAEDA, TEDI, …

– Cơ hội xin học bổng du học các nước tiên tiến từ chương trình hợp tác của Trường, của Khoa.

– Hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, lớp Cầu đường chất lượng cao(CDC).

6. Cơ hội việc làm.

            96% Sinh viên có việc làm đúng chuyên môn sau khi tốt nghiệp (theo số liệu khảo sát đến tháng 5/2020).

Cơ hội việc làm sau khi ra trường:

– Chuyên viên, cán bộ quản lý ở các cơ quan quản lý nhà nước như: Bộ Giao thông vận tải, Sở giao thông vận tải; các ban quản lý dự án về giao thông và xây dựng hạ tầng.

– Chuyên viên, cán bộ quản lý tại các cơ quan nhà nước quản lý hoạt động giao thông vận tải; các trung tâm quản lý điều hành giao thông; các phòng quản lý giao thông, phòng quản lý địa chính các quận, huyện.

– Chuyên viên, cán bộ quản lý tại các công ty dịch vụ quản lý vận hành khai thác đường cao tốc, Cục quản lý đường bộ; các công trình BOT giao thông (cầu, hầm, đường bộ, đường sắt).

– Kỹ sự thiết kế, kỹ sư giám sát, cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp xây dựng cầu đường nói chung và xây dựng cơ sở hạ tầng nói riêng; Logistic.

– Kỹ sư thiết kế, kỹ sư giám sát, kỹ sư thi công, chỉ huy công trường, cán bộ quản lý thi công trong các lĩnh vực xây dựng quan trọng như: quy hoạch, thiết kế và quản lý khai thác hệ thống giao thông vận tải; quy hoạch, thiết kế và xây dựng các công trình cầu, đường, hầm,…

– Giảng viên, nghiên cứu viên công tác nghiên cứu, giảng dạy cho các Viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước về lĩnh vực giao thông và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.

7. Cơ hội học tập bậc sau đại học.

– Được chuyển tiếp học cao học tại ĐHXD.

– Được chuyển tiếp học cao học hệ liên kết Quốc tế tại ĐHXD với Đại học quốc gia Đài Loan NTU; Đại học Saitama – Nhật Bản; Đại học quốc gia Singapor; Trường Cầu đường Pari.

8. Thông tin chi tiết xin liên hệ:

KHOA CẦU ĐƯỜNG

Phòng 113 nhà A1 – Trường Đại học Xây Dựng

Số 55 Giải Phóng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: (024) 3869 3575

Fanpage: Các em có thể được tư vấn tuyển sinh trực tiếp với các giảng viên của ngành tại : https://www.facebook.com/cauduong.nuce/

Email: cauduong@huce.edu.vn

Website: cauduong.huce.edu.vn

Đăng kí nhận thông tin tư vấn: Tại đây

9. Một số hoạt động.

Hình 1. Đường cao tốc Bắc Giang- Lạng Sơn.

Hình 2. Cầu Vàm Cống.

Hình 3. Đường La Sơn- Túy Loan.

Hình 4. Đào tạo lớp Cầu đường anh ngữ- CDE.

Hình 5. Tổ chức sinh viên tham quan thực tế.

Hình 6. Phong trào hoạt động sinh viên